Ý NGHĨA MÀU SẮC TRONG VĂN HOÁ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là tổng hợp ý nghĩa của các màu sắc trên thế giới mà bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch. 

Màu đỏ

Màu đỏ thể hiện quyền lực trong văn hoá của người Ấn Độ với nhiều ý nghĩa quan trọng như: giữa sự sợ hãi và lửa, sự giàu có và quyền lực, sự thánh thiện, khả năng sinh sản, sự cám dỗ, tình yêu và sắc đẹp. Trong trang phục của người Ấn Độ, những người phục nữ đã lập gia đình thường mặc trang phục có màu đỏ. Ngoài trang phục bạn có thể nhận biết thông qua các henna màu đỏ trên tay của cô gái và loại bột màu đỏ được gọi là sindoor được nhuộm theo chân tóc của cô gái.


Ở Nam Phi màu đỏ liên tưởng đến sự chết chóc và màu đỏ trên lá cờ ở một số nước biểu tượng cho sự mãnh liệt và hi sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập. 

Theo truyền thống của Thái Lan, mỗi ngày trong tuần được chỉ định một màu sắc cụ thể tương ứng với một vị thần đặc biệt. Màu đỏ là màu của Chủ nhật đại diện cho thần Mặt trời Surya - người được sinh ra vào ngày này. Nhiều người dân Thái tỏ lòng kính trọng với vị thần bằng cách mặc đồ màu đỏ vào ngày sinh nhật của vị thần. 

Trong văn hoá Trung Quốc, người ta thường mặc quần áo màu đỏ vào dịp Tết cũng như trong đám cưới. Người Trung Quốc quan niệm màu đỏ mang lại may mắn, tiền tài, hạnh phúc và tuổi thọ đến với mọi người. 

Màu vàng

Đây là màu mang đến cho chúng ta sự vui vẻ và ấm áp, nhưng ở một số nền văn hoá khác thì lại coi màu vàng có ý nghĩa đen đủi. 

Điển hình trong văn hoá người Pháp quan niệm màu vàng có ý nghĩa là sự lừa dối, kém cỏi. Vào thế kỉ thứ 10, người Pháp thường dùng màu vàng để vẽ lên cửa nhà kẻ phản bội hoặc kẻ trộm. Và ở Đức, màu vàng cũng mang ý nghĩa biểu tượng cho sự lừa dối.

Ở Trung Quốc, màu vàng liên tưởng đến hành động khiêu dâm. Do đó mà người Trung Quốc thường dùng những cụm từ như "tranh ảnh khiêu dâm" hoặc"sách báo khiêu dâm" để nói về các loại phương tiện được xuất bản với những hình ảnh khiêu dâm. 

Ở nhiều quốc gia ở châu Phi, màu vàng thường chỉ dùng cho những người có địa vị cao trong xã hội, bởi vì nó gần giống với vàng, khiến người ta liên tưởng đến tiền bạc và thành công. 


Trong văn hoá Nhật Bản, màu vàng đại diện cho lòng dũng cảm, sự giàu có và tinh tế. Trong chiến tranh, các chiến binh đeo hoa cúc - đại diện cho hoàng đế ở Nhật Bản và gia đình hoàng gia như một sự cam kết của lòng dũng cảm. 

Trong văn hoá Thái Lan, màu vàng được là màu may mắn của thứ hai, được xem như ngày quan trọng trong tuần bởi vì nó đại điện cho các vị vua Bhumibol - một vị vua của Thái Lan cai trị từ 1946 và sinh vào thứ hai ngày 5/12/1927. Để tưởng nhỏ nhà vua, nhiều người dân Thái Lan mặc đồ màu vàng vào thứ hai và một số trường học yêu cầu tất cả giáo viên mặc đồng phục màu vàng trong tuần đầu tiên của tháng 12. 

Màu xanh nước biển

Trong văn hoá phương Tây, màu xanh nước biển thường biểu tượng cho sự u sầu, phiền muộn. Trong thực tế, màu sắc dịu nhé này còn biểu tượng cho sự thật, sự an toàn và chính nghĩa. Đây là lý do tại sao mà nhiều ngân hàng ở Mỹ như Citi and Bank thường sử dụng màu xanh trong logo của họ. 

Màu xanh nước biển còn được coi là màu của con trai đối lập với văn hoá Trung Quốc coi đây là màu của nữ giới. Ở nhiều quốc gia Trung Đông, màu xanh nước biển có ý nghĩa là sự an toàn, sự bảo vệ, che chở. Nó bểu tượng cho chúa trời, đấng tối cao và sự bất tử. Ngoài ra, một số nước Mỹ Latinh cũng coi màu xanh nước biển tại diện cho sức khoẻ, tiền bạc. 

Đối với những người theo đạo Do Thái, màu xanh nước biển là màu sắc thiêng liêng, đại diện cho các vị thần. Trong đạo Hindu, nó là màu của vị thần Krishna - vị thần tối cao của đạo Hindu đại diện cho tình yêu và sự vui vẻ. 

Màu xanh là cây

Màu xanh lá cây thường được chia sẻ trong nhiều ý nghĩa phổ biến trên khắp thế giới bao gồm tự nhiên, sinh học, nhận thức môi trường, quân đôi và màu sắc ở tín hiệu đèn giao thông. 


Trong văn hoá phương Tây màu xanh lá cây đại diện cho mùa xuân, tiền bạc, sự tươi mới, sự thiếu kinh nghiệm, sự đố kị, tính tham lam và giáng sinh (khi kết hợp với màu đỏ). 

Với người châu Á, màu xanh lá cây liên quan đến cuộc sống sinh sôi nảy nở, sự trẻ trung, sức khoẻ và tiền tài. Trong khi đó, ở Trung Quốc lại quan niệm nam giới đội mũ xanh lá cây là điều cấm kỵ bởi vì nó nghĩa là người đàn ông đó đang bị vợ cắm sừng. 

Sau khi giành được độc lập từ Tây Ban Nha vào thế kỷ 19, Mexico đã chọn màu xanh lá cây vào cờ nước mình biểu tượng cho sự độc lập. Đi qua văn hoá của người Nam Mỹ lại coi màu xanh là cây biểu tượng cho sự chết chóc.

Màu tím 

Màu tím thường mang ý nghĩa về sự giàu có, quyền lực và độc quyền trong nền văn hoá phương Đông và phương Tây. Đối với nhiều quốc gia, thuốc nhuộm màu tím cực kì hiếm và rất khó để sản xuất bởi vì nó được chiết xuất từ ốc biển. Do đó, quần áo có màu tím được bán khá đắt và nó cũng biểu tượng địa vị của các vua chúa. 

Cũng như màu đen tượng trưng cho sự chết chóc và trở thành biểu tượng ở một số quốc gia. Màu tím cũng được coi với ý nghĩa như vậy ở một số nước như ở châu Âu, Mỹ, Italy, Brazil, Thái Lan, Ấn Độ và các tín đồ Công giáo. Ở Thái Lan và Brazil, theo phong tục thì màu tím mặc cùng với màu đen để để tang người thân đã khuất. Trong văn hoá người Brazil, cũng xem màu tím là màu không may mắn và chỉ được mặc trong lễ tang. 

Tại Mỹ, màu tím biểu tượng cho sự cảm đảm và danh dự được đại diện bởi Purple Heart – giải thưởng cao nhất của quân đội dành tặng cho lính cứu hoả, lính thuỷ đánh bộ và không quân cho hành động dung cảm của họ.

Màu cam

Bạn đã bao giờ nghe nói rằng, thêm màu cam trong tủ quần áo sẽ làm mọi thứ thêm sống động? Đó là quan niệm trong văn hoá phương Tây, màu cam biểu tương cho sự vui vẻ, tính hiếu kì, tìm tòi cái mới và tính sáng tạo. 

Một số quốc gia cũng liên tưởng màu vàng với sự giàu có. Tại Hà Lan, đây là màu của quốc gia và đại diện cho gia đình Hoàng gia Hà Lan. Nhưng ở nhiều nước Trung Đông như Ai Cập, màu cam liên tưởng đến sự tang tóc. 

Trong văn hoá của người Nhật Bản và Trung Quốc, màu da cam biểu tượng cho sự can đảm, hạnh phúc, tình yêu và sức khoẻ tốt. Trong văn hoá của Ấn Độ, màu da cam biểu tượng cho lửa. Loại gia vị có màu da cam như nghệ tây được xem như biểu tượng của sự may mắn và có ý nghĩa thiêng liêng. 

Màu hồng

Trong văn hoá của phương Tây màu hồng đại diện cho tình yêu, sự lãng mạn, sự dịu dàng và đại diện cho ngày sinh của các bé gái. Trong khi ở nhiều nước phương Đông có nhiều ý nghĩa khác nhau. Như ở Nhật Bản, màu hồng liên quan nhiều đến nam giới hơn nữ giới, mặc dù cả hai giới đều mặc quần áo màu này. Ở Hàn Quốc, màu hồng tượng trưng cho sự trung thực và ở Mỹ La tinh, nó biểu tượng cho các công trình kiến trúc. Đối với người Trung Quốc, coi màu hồng là màu ngoại lai vì từ nhiều năm trước đây là màu không xác định trong văn hoá người Trung Quốc. 

Nguồn: tổng hợp

Chia sẻ: