KHÁM PHÁ CÁC NGÀY LỄ LỚN TẠI THÁI LAN

Thái Lan đang là điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch vì có nhiều hoạt động giải trí thú vị cũng như những nét văn hóa, ẩm thực độc đáo của đất nước Chùa Vàng.

Để có được 1 mùa du lịch hoàn hảo, hòa mình vào với văn hóa của đất nước Thái Lan, bạn có thể tham khảo qua các ngày lễ lớn ở nơi đây.

Lễ hội tạt nước Songkran

Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran. Ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới. Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ. Tiệc đón mừng năm mới sẽ bắt đầu bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới.

Sáng sớm buổi lễ, theo truyền thống người Thái mang hoa tươi và đồ lễ thực phẩm lên chùa nghe giảng kinh, xếp hàng theo thứ tự chờ nhà sư cầm cành cây vẩy nước làm phép với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho mọi người. Sau đó họ sẽ đắp nhiều bảo tháp bằng cát trong chùa, cắm cờ lễ và hoa tươi lên đó chào mừng sự kiện này. Thế rồi tất cả đổ ra đường phố chính, dùng tất cả: máy bơm nước, xô, chậu, đặc biệt là súng nước để múc, té, phun nước vào nhau.

Theo người Thái quan niệm thì ai được té nhiều nước vào người thì đen đủi sẽ qua, phát tài cả năm, vì thế ai cũng ra sức với màn té vui nhộn. Cho dù có khác màu da, không hiểu giọng nói nhưng qua đây mọi người dường như gắn kết với nhau hơn, thể hiện tình bằng hữu, thân ái nồng nhiệt. Truyền thuyết kể lại, Lễ hội té nước là mối nhân duyên tốt lành nhất của khá nhiều người nên cho dù ở xa đến mấy thì những người con xa xứ đều tìm về dự hội.

Lễ hội Khao Phansa

Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong đời sống và tín ngưỡng của người dân Thái vì 90% dân số đều theo đạo Phật. Lễ Khao Phansa là một lễ hội Phật giáo lớn được tổ chức vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, bắt đầu 3 tháng tịnh tu, không được rời khỏi chùa của các tăng sĩ ở Thái. Trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ, đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái. Những nam giới ở Thái từ bình dân bá tánh đến công hầu khanh tước đều trải qua một giai đoạn tu hành. Đây là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư.

Lễ hội Loy Krathong

Loy Krathong (lễ hội hoa đăng) được coi là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất thế giới với ánh sáng lung linh, huyền ảo của hàng vạn cây nến thơm và đèn trời.
Lễ hội hoa đăng là ngày lễ có nhiều ý nghĩa và chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại nhất của người Thái, được tổ chức vào đêm 15 tháng 12 theo lịch Thái.

Từ Loy trong tiếng Thái của nghĩa là thả nổi, Krathong là có nghĩa là cây nến nhỏ hoặc cây đèn nhỏ được gắn trên những chiếc bè làm bằng lá. Loy Krathong là lễ hội truyền thống đã có lịch sử hơn 700 năm với ý nghĩa để tỏ lòng tôn kính với thần Nước và cầu xin thần tha thứ cho những hành động của con người trong cuộc sống khi làm ô nhiễm nguồn nước của người.

Khi màn đêm vừa buông xuống cũng là thời điểm đẹp nhất để lễ hội Loy Krathong bắt đầu. Ở giữa mỗi chiếc Krathong là một cây nến thơm, hoa tươi và vải đủ màu sắc. Sau khi thắp đèn, ai nấy đều nhắm mắt lại, miệng cầu khấn cho gia đình, người thân được bình an, hạnh phúc.
Một số nơi như ở Chiang Mai, ngày lễ này còn có cả màn thả những chiếc đèn trời khổng lồ.

Lễ hội thả diều quốc tế Kite Fastival

Được diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Ý tưởng về lễ hội diều xuất phát từ việc cứ vào tháng 3 ở Thái Lan lại xuất hiện một đợt gió nóng thổi. Festival này được tổ chức nhằm bảo tồn truyền thống thả diều lâu đời của người dân nơi đây.

Thông tin: Tổng hợp

Chia sẻ: